Trong các gia đình, bố mẹ, ông bà là những người đã bước qua tuổi trung niên và tuổi già (người cao tuổi). Việc lựa chọn thiết bị vệ sinh cho người cao tuổi, người già cũng cần lưu ý đặc biệt.

Lựa chọn thiết bị vệ sinh cho người cao tuổi
Lựa chọn thiết bị vệ sinh cho người cao tuổi có nhiều lưu ý đặc biệt

Khi đã bước qua tuổi trung niên, mọi hoạt động của con người có nhiều khó khăn hơn so với bình thường vì giai đoạn tuổi già đã đến. Vì tuổi cao, sức yếu, di chuyển khó khăn nên người già thường sẽ dễ gặp những trở ngại hơn trong phòng tắm, nhà vệ sinh, thậm chí không ít trường hợp ngã do trơn trượt. Hiện nay các gia đình cũng chưa thực sự quan tâm và đầu tư thiết bị vệ sinh cho người già. Trong bài viết dưới đây, Kidohomes sẽ chia sẻ về cách chọn thiết bị vệ sinh cho người già: bồn cầu cho người già, chậu rửa cho người già, các phụ kiện lắp đặt nhà vệ sinh cho người già… và các lưu ý khi chọn lựa thiết bị để có thể đảm bảo tốt hơn về sức khỏe và sự tiện dụng trong cuộc sống của thế hệ lớn tuổi trong nhà.

Tiêu chuẩn thiết kế nhà vệ sinh dành cho người cao tuổi, người già

Để thiết kế nhà vệ sinh dành cho người cao tuổi cần đảm bảo 1 số tiêu chí sau:

1. Vị trí lắp đặt thiết bị trong nhà vệ sinh dành cho người già

Do hạn chế về việc di chuyển cùng các vấn đề sức khỏe tuổi già nên phòng vệ sinh và các thiết bị vệ sinh cần phải được bố trí ở những nơi thuận lợi, đảm bảo việc di chuyển dễ dàng hơn cho người già. Do đó, nhà tắm, phòng vệ sinh nên đặt ở bên trong hoặc ngay cạnh phòng ngủ. Lối đi dẫn vào khu vực này cần thoáng đãng, không có vật cản, đầy đủ ánh sáng. 

Thêm 1 lưu ý nữa là chiều rộng cửa ra vào phải đảm bảo độ rộng để vừa lối đi cho 1 chiếc xe lăn và 1 người, phòng trường hợp cần sử dụng hoặc các trường hợp khẩn cấp.

2. Tiêu chuẩn sàn phòng vệ sinh cho người cao tuổi

Do đặc thù không gian phòng tắm, nhà vệ sinh luôn có độ ẩm cao, thường ướt sàn nên rất dễ ngã do trơn trượt . Do đó, khi chọn gạch lát sàn cho phòng vệ sinh cho người già, khu vực này cần cần sử dụng gạch lát có tính ma sát cao, hạn chế các loại gạch ốp lát có men bóng. 

Về màu sắc, khi chọn cho nhà vệ sinh thì màu gạch lát nền và gạch ốp tường nên chọn màu nhẹ nhàng và đơn sắc, hạn chế sử dụng màu sắc lòe loẹt khiến người già nhà nhầm lẫn trong quá trình sử dụng.

Điều quan trọng nữa là, vệ sinh và giữ sàn luôn khô ráo, sạch sẽ nhằm đảm bảo an toàn khi người cao tuổi sử dụng nhà vệ sinh. Do đó nhà vệ sinh nên phân chia khu vực khô- ướt riêng biệt, sử dụng các loại thiết bị dễ dàng vệ sinh và không gây trơn trượt như bồn cầu treo tường, bồn cầu thông minh, nắp rửa điện tử, …

3. Hệ thống tay vịn trong nhà vệ sinh

Hệ thống tay vịn trong nhà vệ sinh là hệ thống thiết bị cần thiết để hỗ trợ người cao tuổi khi đi vệ sinh. Lưu ý khi lắp đặt tay vịn là nên lắp gắn tường ở độ cao phù hợp với người dùng, ở các vị trí thuận tiện gần các thiết bị vệ sinh để giúp người dùng dễ dàng sử dụng khi cần ngồi xuống, đứng lên.  Ngoài ra, nên lựa chọn sử dụng các phụ kiện tay vịn có chất lượng tốt, khả năng chịu lực cao, để giúp người già dễ dàng di chuyển trong nhà vệ sinh.

Tiêu chuẩn nhà vệ sinh cho người cao tuổi
Tiêu chuẩn nhà vệ sinh cho người cao tuổi

4. Tiêu chuẩn buồng tắm vách kính trong nhà vệ sinh cho người cao tuổi

Nhiều gia đình sẽ ưu tiên lắp vách kính cho người cao tuổi sử dụng để ngăn khu khô ướt, thuận tiện hơn trong quá trình vệ sinh cá nhân. Khi chọn lắp vách tắm kính cho người già, lưu ý chiều rộng tối thiểu là 80cm. Với phòng tắm rộng, gia chủ nên thiết kế buồng có diện tích tối thiểu cho 2 người sử dụng để diện tích cho người hỗ trợ người cao tuổi trong quá trình làm vệ sinh cá nhân.

Để đảm bảo an toàn và thuận tiện cho người dùng nên bố trí lắp đặt một chiếc ghế ngồi gắn tường, các đồ dùng cần thiết trong nhà vệ sinh như: Xà bông, sữa tắm, dầu gội,… nên để ở những nơi dễ thấy và dễ quan sát.

5. Lắp đặt hệ thống báo động cho nhà vệ sinh

Lắp đặt hệ thống báo động là cần thiết để phòng trường hợp người cao tuổi cần báo hiệu sự cố hoặc trợ giúp từ người thân trong gia đình trong những tình huống cấp thiết. 

Các thiết bị báo động cũng cần lắp đặt ở vị trí thuận tiện, gần mặt sàn và ở những khu vực trong nhà tắm dễ xảy ra tai nạn nhất để đảm bảo phòng ngừa hiệu quả.

 Lựa chọn thiết bị vệ sinh dành cho người cao tuổi, người già

Chọn thiết bị vệ sinh là một trong những lưu ý quan trọng của thiết kế nhà vệ sinh cho người cao tuổi. 

Lựa chọn thiết bị vệ sinh dành cho người cao tuổi cần đảm bảo cả 2 yếu tố: công năng sử dụng và an toàn.

Một lưu ý nữa là nên ưu tiên các thiết bị vệ sinh thông minh, với nhiều tính năng tự động hỗ trợ người dùng; thiết bị đảm bảo tốt độ bền bỉ và tính chịu lực cao; bề mặt thiết bị phải có chức năng kháng khuẩn, nhanh khô và không trơn trượt; bên cạnh đó, màu sắc thiết bị phải hài hòa nhưng nổi bật so với tường và sàn nhà. Nó giúp người lớn dễ nhận biết hơn khi thị lực bị kém đi.

Cụ thể về các thiết bị vệ sinh cho người cao tuổi như sau:

Bồn cầu cho người cao tuổi

Chọn bồn cầu cho người già đáp ứng được công năng và tiện ích là cách giúp cho việc vận động, vệ sinh của người sử dụng thuận tiện, dễ dàng và tiết kiệm thời gian.

Do gặp vấn đề về xương khớp nên ng người cao tuổi rất khó khăn khi vận động. Nên ưu tiên lựa chọn những mẫu bồn cầu có nhiều lợi ích cho người già khi sử dụng như mẫu bồn cầu treo tường, lắp đặt cao và cố định để tránh người cười già cao tuổi phải đứng lên, ngồi xuống nhiều lần. 

Chọn thiết bị vệ sinh thông minh cho người cao tuổi
Chọn thiết bị vệ sinh thông minh cho người cao tuổi

Ngoài ra, hiện nay trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm ứng dụng công nghệ hiện đại hỗ trợ người dùng, nếu có điều kiện các bạn nên chọn mẫu bồn cầu thông minh, bồn cầu điện tử,….với các tính năng tự động hỗ trợ người già khi đi vệ sinh.

Về mặt thiết kế bồn cầu có thể chọn thiết bị có bề mặt rộng, có thiết kế tay vịn kèm theo để tạo cảm giác thoải mái cho người dùng. 

Chậu rửa mặt cho người cao tuổi

Chậu rửa mặt cho người lớn tuổi có thể chọn các mẫu lavabo đặt bàn, lavabo âm bàn, lắp đặt có bàn đá thuận tiện cho người dùng. 

Lưu ý khi lắp đặt chậu rửa mặt là không lắp đặt quá cao và không lắp đặt quá thấp gây trở ngại cho hoạt động của người dùng. Khoảng cách từ sàn đến chậu rửa dao động từ 80 đến 90cm là hợp lý nhất. Ngoài ra, một bên bồn rửa mặt nên có thêm tay vịn để hỗ trợ lúc cần thiết.

Vòi chậu lavabo  cho người cao tuổi:

Nên chọn các loại vòi chậu rửa mặt có tay gạt, dễ sử dụng hoặc ưu tiên chọn lựa vòi rửa có chức năng cảm ứng hoặc tự động tắt/ mở vòi nước thuận tiện khi sử dụng.

Khi lắp đặt cần lưu ý lắp vòi ở vị trí vừa tầm, thuận tiện cho người cao tuổi và người tàn tật khi sử dụng.

Nhóm người dùng cao tuổi là đối tượng đặc biệt cần được quan tâm từ những nhu cầu cơ bản nhất. Do đó, khi lựa chọn các thiết bị vệ sinh cho người cao tuổi cần tỉ mỉ, cẩn trọng và đảm bảo các yếu tố dễ dàng sử dụng, tiện nghe và an toàn.  

Hy vọng qua bài viết này, khách hàng đã có thêm thông tin bổ ích để lựa chọn các thiết bị vệ sinh phù hợp cho ông bà, bố mẹ của mình.

Lưu ý khi lắp đặt thiết bị vệ sinh cho người già

Lắp đặt thiết bị vệ sinh cho người cao tuổi, người già đòi hỏi sự cẩn thận để đảm bảo rằng họ sử dụng nó một cách an toàn và tiện lợi. Dưới đây là những lưu ý quan trọng:

  1. Chiều cao và vị trí lắp đặt: Đảm bảo rằng thiết bị vệ sinh đã được lắp ở đúng chiều cao và vị trí. Các thiết bị vệ sinh cho người già thường có chiều cao thấp hơn so với thiết bị vệ sinh thông thường. Nó cũng nên được lắp đặt ở khoảng cách phù hợp với tay nắm và vùng hỗ trợ ở hai bên.
  2. Tay nắm và vùng hỗ trợ: Đảm bảo rằng tay nắm và vùng hỗ trợ đã được lắp đặt chặt chẽ và ở vị trí phù hợp để người cao tuổi có thể dễ dàng tự quỳ xuống và đứng lên.
  3. Không gian tự do: Hãy đảm bảo rằng không gian quanh thiết bị vệ sinh đủ rộng để người dùng di chuyển tự do và an toàn, loại bỏ mọi vật cản có thể gây nguy cơ té ngã. Đặc biệt, một số người già có thể cần sử dụng xe lăn hoặc vật hỗ trợ, không gian quanh thiết bị vệ sinh cần đủ rộng để có thể hỗ trợ người già di chuyển thuận tiện nhất.
  4. Gạt bỏ các vật dụng nguy hiểm: Loại bỏ mọi vật dụng nguy hiểm như thảm trải sàn trượt, dây điện dài hoặc dụng cụ tắm rửa không an toàn để tránh nguy cơ tai nạn.
  5. Ánh sáng tốt: Đảm bảo rằng phòng tắm có đủ ánh sáng để người cao tuổi có thể thấy rõ và an toàn sử dụng thiết bị vệ sinh.
  6. Kiểm tra nước và thoát nước: Kiểm tra kỹ hệ thống nước và thoát nước để đảm bảo không có rò rỉ hoặc sự cố khác có thể xảy ra. Mọi sự cố về nước có thể gây ra nguy cơ trượt té cho người già khi sử dụng nhà vệ sinh.
  7. Lắp đặt đúng cách: Nếu bạn không có kinh nghiệm về lắp đặt thiết bị vệ sinh, nên thuê một người thợ chuyên nghiệp để thực hiện công việc này. Lắp đặt sai cách có thể dẫn đến các vấn đề về an toàn và tiết kiệm nước.
  8. Kiểm tra cơ động và tính năng: Trước khi sử dụng, hãy kiểm tra kỹ tính năng của các thiết bị vệ sinh, bao gồm chức năng nâng hạ (nếu có) và xả sạch, để đảm bảo rằng chúng hoạt động đúng cách.
  9. Hướng dẫn sử dụng: Nếu có tính năng đặc biệt hoặc phức tạp trên các thiết bị vệ sinh, đảm bảo rằng người cao tuổi đã được hướng dẫn cách sử dụng nó một cách đúng cách và an toàn.
Lưu ý khi lắp đặt bồn cầu cho người già
Lưu ý khi lắp đặt thiết bị vệ sinh cho người già: cần đảm bảo an toàn cho người dùng

Lắp đặt thiết bị vệ sinh cho người già đòi hỏi sự quan tâm đến chi tiết và tình thần chú ý đến sự an toàn của họ. Chú ý đến những lưu ý trên sẽ giúp đảm bảo rằng thiết bị vệ sinh được lắp đặt một cách chính xác và đáp ứng nhu cầu của người sử dụng một cách tốt nhất.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *