Bình nóng lạnh không nóng khiến cuộc sống của gia đình bạn trở nên bất tiện, đặc biệt là các gia đình ở miền Bắc vào mùa đông. Trong bài viết này hãy cùng Kidoasa tìm hiểu nguyên nhân bình nóng lạnh không nóng và cách xử lý hiệu quả.
Nguyên nhân thường gặp khiến bình nóng lạnh không nóng
Dưới đây là các nguyên nhân thường gặp nhất khiến bình nóng lạnh không nóng, làm ảnh hưởng đến hoạt động sinh hoạt của bạn:
1. Bình nóng lạnh không nóng do vấn đề về nguồn điện
Nguyên lý hoạt động của bình nước nóng tương tự ấm đun siêu tốc. Khi nạp điện, sợi đốt bắt đầu giúp nhiệt độ nước tăng dần đến khi chạm mốc nhiệt độ cài sẵn thì dừng lại. Nếu bình nước nóng không nhận điện năng, dây điện bị hở, cầu chì đứt… thì không thể làm nóng nước bên trong.
2. Bình nóng lạnh không nóng do không có nước
Nhiệt phát ra từ sợi đốt giúp làm nóng nước trong bình chứa nhanh chóng. Nếu ống dẫn nước bị rò rỉ, nghẹt ống, vỡ ống… thì nước không chảy vào được. Lúc này, để máy nước nóng tiếp tục hoạt động sẽ làm hỏng thanh đốt, cháy nổ, rò rỉ điện, thậm chí làm vỡ bình.
3. Bình nóng lạnh không nóng do hoạt động quá tải
Bình nóng lạnh quá tải cũng có thể là nguyên nhân khiến bình nóng lạnh không hoạt động tốt.
Nếu gia đình bạn thường xuyên để máy nước nóng chạy liên tục với tần suất cao trong thời gian dài, hoặc để bình nóng lạnh hoạt động qua đêm có thể khiến cho bộ phận cảm nhiệt hoặc thanh đốt của bình bị hỏng, từ đó không thể điều chỉnh nhiệt độ để làm nóng nước nữa.
4. Bình nóng lạnh không đun nước do áp lực nước tại nơi ở không ổn định
Áp lực nước ở chung cư, căn hộ cao tầng thường lớn hơn so với nhà ở thông thường. Khi nước bơm vào bình có áp lực quá mạnh thì thanh điện không kịp đốt nóng. Vì vậy, xuất hiện tình trạng nước trong bình nóng lạnh không nóng dù bạn đã bật máy.
Trường hợp khác là bạn đặt vị trí bình nóng quá gần với nước nóng khiến áp lực nước tạo ra không đủ mạnh cũng là nguyên nhân khiến nước trong bình chảy ra nhưng không nóng
5. Cảm ứng nhiệt, sợi đốt bị hỏng khiến bình nóng lạnh không nóng
Hệ thống cảm ứng nhiệt và sợi đốt giúp đun nước nhanh chóng và điều chỉnh nhiệt độ phù hợp trước, trong và sau khi đun. Tuy nhiên, hệ thống có thể gặp vấn đề do bình nóng lạnh bị chập điện, sử dụng quá công suất hay bộ phận nguồn hoạt động không tốt, dẫn đến máy không thể thực hiện nhiệm vụ của mình cũng như xác định được nước đã nóng hay chưa.
Bạn có thể nhận biết bình nước nóng hỏng do nguyên nhân cảm ứng nhiệt và sợi đốt hỏng nếu bình nóng lạnh báo đèn xanh dương nhưng nước không nóng.
6. Bình nóng lạnh lâu nóng do chứa nhiều cặn bẩn
Theo thời gian, bên trong bình nước và ống dẫn sẽ đóng nhiều cặn bẩn, đặc biệt là gia đình dùng trực tiếp nước giếng khoan. Khi bị bám bẩn, hiệu suất hoạt động của máy bị giảm đi đáng kể, từ đó khiến bình nóng lạnh không ra nước nóng như mong muốn.
7. Nút điều khiển của máy bị hư
Sau khi kết nối nguồn điện, khởi động bình nước và đèn báo đã xuất hiện và loại bỏ hết những nguyên nhân trên nhưng bạn vẫn không thấy nước nóng thì có thể nguyên nhân xuất phát từ nút điều khiển.
Cách xử lý bình nóng lạnh không nóng một cách hiệu quả
Sau khi xác định được nguyên nhân bình nóng lạnh không nóng hoặc ra ít nước nóng, bạn có thể thử vài cách sửa bình nóng lạnh sau đây để khắc phục tình trạng này hiệu quả:
1. Kiểm tra ổ điện, dây điện, nguồn điện
Khi nguồn điện cấp cho bình nóng lạnh bị mất và đèn không báo sáng chúng ta nghĩ đến một số các nguyên nhân sau và cách khắc phục.
Đầu tiên, nên thực hiện kiểm tra dây điện, ổ điện, buồng máy để xem thử đã kết nối chắc chắn chưa, đồng thời xem dây và ống có bị đứt, hỏng hay bám bụi không. Dùng bút thử điện để kiểm tra ở cắm điện xem có nguồn điện đầu vào hay không.
Dây dẫn điện có bị đứt hay bị chuột cắn hay không. Nếu có phải ngay lập tức thay dây mới.
Do nhảy aptomat do nguyên nhân quá tải
Do cục chống giật bị kích hoạt ngắt điện
Do hỏng bộ phận rơle đóng ngắt điện khi nước đủ nóng
Do đứt dây nguồn nối từ nguồn điện vào bình
Với các lỗi do nguồn điện thì có cách xử lý là nối lại nguồn cung cấp điện.Ví dụ cho các tình huống cụ thể: Đứt dây và nhảy aptomat ta nối lại dây bật lại aptomat về vị trí on.
Nếu tiếp tục nhảy thì ta phải thay lại aptomat do không đủ dòng.
Kiểm tra thiết bị chống giật ELCB của bình nóng lạnh có bị ngắt hay không, khi phát hiện rò rỉ điện, ELCB của máy sẽ tự ngắt nguồn điện vào bình nóng lạnh.
Nếu bình nóng lạnh bị ngắt do cục chống giật tại bình đun nước nóng. Ta bấm vào vị trí mắt tôm tại hộp hình vuông tại dây nguồn. Bấm giữ khoảng 2 giây. Tại vị trí mắt tôm sẽ có đèn báo chuyển màu xanh là được.
2. Kiểm tra lại nguồn nước chảy
Để xác định nguyên nhân bình nóng lạnh không nóng có phải do nguồn nước hay không, hãy kiểm tra xem nước có chảy đều đặn vào bình bằng đồng hồ đo áp lực nước. Sau khi xem xong, bạn nên cân nhắc sử dụng máy tăng áp hoặc giảm áp nếu cần điều chỉnh cho phù hợp.
3. Thay phần sợi đốt, cảm ứng nhiệt của bình nóng lạnh
Trường hợp nguyên nhân hư hỏng xuất phát từ sợi đốt và cảm ứng nhiệt, bạn cần liên hệ với kỹ thuật viên tại trung tâm sửa chữa để tiến hành thay càng sớm càng tốt. Ngoài ra, bạn cũng có thể lắp đặt thêm ổn áp để tăng tuổi thọ thiết bị.
4. Vệ sinh bình nóng lạnh
Cặn bẩn có thể làm gián đoạn hoạt động của máy. Do đó, nên vệ sinh máy thường xuyên để tăng tuổi thọ và công suất hoạt động, nhất là với gia đình dùng nước ở khu vực nước cứng, giếng khoan, giếng đào cần làm sạch máy 4 – 6 tháng/lần. Lưu ý, cần ngắt điện trước khi vệ bình để đảm bảo an toàn. Ngoài vệ sinh trong lòng bình và ống nước, bạn cũng cần chú ý đến việc vệ sinh cả bộ phận lọc nước.
Để bình nóng lạnh sử dụng tốt, an toàn và không gặp các lỗi khi sử dụng, các gia đình cũng nên thường xuyên bảo dưỡng, tắt bình khi không sử dụng để thiết bị được bền lâu.