Nhà vệ sinh (toilet) là không gian đóng vai trò quan trọng không thể thiếu trong đời sống của chúng ta. Thiết kế nhà vệ sinh như thế nào cũng phụ thuộc rất nhiều vào mức chi phí mà bạn có. Bên cạnh đó, tính toán chi phí xây dựng nhà vệ sinh, dự trù ngân sách phát sinh cũng giúp bạn cân đối kinh tế khi xây 1 nhà vệ sinh cũng như tránh được nhiều khoản phí phát sinh không đáng có.
Nếu bạn cũng đang có nhu cầu tương tự nhưng không biết chi phí xây 1 nhà vệ sinh là bao nhiêu thì đừng bỏ lỡ bài chia sẻ chi tiết dưới đây nhé.
Vai trò quan trọng của nhà vệ sinh
Nhà vệ sinh là khu vực cơ bản cần phải có trong bất kỳ công trình nào, đặc biệt là nhà ở. Không chỉ là nơi “giải quyết nỗi buồn” mà nhà vệ sinh còn là nơi thư giãn mỗi sáng thức dậy hoặc cuối ngày làm việc. Bởi nhu cầu sử dụng thường xuyên cũng như những tiện ích mà phòng vệ sinh mang lại cực kỳ thiết yếu đối với cuộc sống.
Nếu trước đây 1 gia đình chỉ xây dựng 1 phòng vệ sinh chung thì hiện nay, trong các đình có nhiều phòng, người ta còn thiết kế nhiều nhà vệ sinh theo từng tầng, từng phòng để đáp ứng nhu cầu của các thành viên (nhè vệ sinh khép kín).
Việc bố trí nhà vệ sinh sao cho hợp lý, đảm bảo sự tiện lợi, sạch sẽ cũng là điều cần quan tâm.
Cần chuẩn bị gì khi xây dựng nhà vệ sinh?
Đối với các gia đình xây dựng nhà mới, nhà riêng thì cần xác định ngay từ khâu thiết kế vị trí, diện tích và dự trù chi phí cho việc xây dựng nhà vệ sinh từ phần thô đến khi hoàn thiện. Đối với các căn hộ chung cư, chủ đầu tư đã xây dựng sẵn phần thô và lắp đặt hệ thống đường cấp thoát nước, hệ thống xả… việc cần quan tâm của chủ nhà chỉ là chi phí ốp lát (nếu có) và chi phí thiết bị.
Dưới đây là các bước chuẩn bị khi gia đình bạn xây nhà vệ sinh:
1- Xác định nhu cầu và mức ngân sách xây dựng nhà vệ sinh
Nhà vệ sinh cũng là 1 phần quan trọng trong các hạng mục xây dựng nên việc lên chi phí phù hợp với nhu cầu sử dụng của gia đình cho khu vực này cũng là một công việc cần thiết và cần được làm chỉn chu ngay từ đầu.
Bạn cần xác định rõ nhu cầu sử dụng cũng như mong muốn thiết kế một nhà vệ sinh như thế nào. Việc này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến chi phí xây dựng 1 nhà vệ sinh.
Bạn mong muốn một nhà vệ sinh đơn giản, đáp ứng được các công năng cơ bản hay một nhà vệ sinh sang trọng? Thông thường mức chi phí xây 1 nhà vệ sinh đơn giản chi phí sẽ tiết kiệm hơn nhà vệ sinh với nhiều công năng hiện đại.
2- Lựa chọn vật liệu – thiết bị vệ sinh
Chi phí xây 1 nhà vệ sinh sẽ gồm có nhiều khoản phí khác nhau liên quan đến vật liệu xây dựng và thiết bị vệ sinh như:
- Gạch ốp lát, xi măng,
- Cốt pha,
- Thiết bị vệ sinh: bồn cầu, vòi xịt, gương, lavabo, sen tắm, bồn tắm….
Vì thế bạn cần xác định cụ thể những thiết bị vệ sinh muốn trang bị trong không gian nhà vệ sinh.
Ngoài ra, bạn cũng cần tính toán đến các chi phí khác như nhân công hay phí thi công chống thấm nước.
3- Xác định thương hiệu của các thiết bị mà bạn sẽ lựa chọn
Thương hiệu các thiết bị vệ sinh trong phòng tắm cũng quyết định chi phí xây dựng 1 nhà vệ sinh sẽ rơi vào khoảng bao nhiêu tiền.
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều thương hiệu sản xuất nội thất nhà vệ sinh. Để lựa chọn được hãng sản xuất phù hợp, bạn cần dựa vào mức chi phí dự trù ban đầu của mình.
Mỗi thương hiệu sẽ đem đến cho bạn những trải nghiệm khác nhau về chất lượng, hiệu suất, sự tiện nghi.
- Với mức chi phí trung bình, lựa chọn phù hợp sẽ là các sản phẩm của hãng TOTO hay INAX.
- Nếu bạn đầu tư chi phí cao cho không gian nhà vệ sinh thì có thể cân nhắc các thương hiệu Châu Âu như: Grohe, Kludi, hay các dòng thiết bị cao cấp của TOTO, Inax
- Với mức chi phí kinh tế hơn, bạn có thể lựa chọn các thương hiệu như Cotto, Caesar, Viglacera hay các dòng sản phẩm có giá thành kinh tế của TOTO, Inax…
4- Lựa chọn đơn vị phân phối thiết bị vệ sinh uy tín
Khi đã quyết định được thương hiệu mà bạn sẽ chọn mua thiết bị vệ sinh, thì bước tiếp theo là bạn phải tìm kiếm các đơn vị phân phối uy tín. Các đơn vị uy tín chuyên phân phối chính hãng thương hiệu mà bạn muốn mua sẽ có mức giá tốt hơn đồng thời đảm bảo hơn về chất lượng sản phẩm.
5- Chọn đơn vị thi công uy tín
Đơn vị thi công uy tín sẽ đảm bảo chất lượng thi công của công trình. Đồng thời, mức chi phí xây dựng 1 nhà vệ sinh sẽ minh bạch, rõ ràng hơn. Tuổi thọ sử dụng công trình chắc chắn lâu hơn, vì thế bạn không cần tốn tiền vào các chi phí sửa chữa sau này.
Chi phí xây 1 nhà vệ sinh hết bao nhiêu tiền?
Chi phí 1 xây dựng nhà vệ sinh kết hợp nhà tắm thông thường dao động trong khoảng 10 đến 30 triệu. Chi phí đã bao gồm phí nhân công, vật liệu xây dựng, trang thiết bị, phụ kiện.
Đối với các gia đình đầu tư vào việc lựa chọn thiết bị cao cấp thì chi phí này có thể lên đến hàng trăm triệu.
Nếu muốn xác định chi phí xây dựng 1 nhà vệ sinh hết bao nhiêu, bạn cần tính toán theo các tiêu chí sau đây:
1- Kích thước và kiểu nhà vệ sinh
Kích thước và kiểu nhà vệ sinh quyết định 1 phần lớn đến giá thành.
Nhà vệ sinh càng rộng hay kiểu nhà vệ sinh càng hiện đại thì sẽ có mức giá cao hơn vì nó cần thời gian xây dựng lâu hơn, cần nhiều nhân công hơn (để hoàn thành đúng tiến độ), gạch, xi măng, đá, cát,… để xây dựng cũng nhiều hơn… Từ đó kéo theo chi phí xây nhà vệ sinh sẽ nhiều hơn (so với việc khi xây nhà vệ sinh nhỏ, đơn giản).
2- Chi phí thuê nhân công
Chi phí thuê nhân công phụ thuộc nhiều vào thời gian thi công nhà vệ sinh của bạn kéo dài trong bao lâu.
Thời gian thi công công trình thường rơi vào khoảng 5 – 7 ngày. Với giá thợ xây hiện nay vào khoảng từ 300.000 VNĐ – 500.000 VNĐ/ người/ ngày, việc xây dựng này sẽ cần 3-5 nhân công. Tương đương với mức chi phí khoảng 7– 10 triệu đồng. Tuy nhiên, nếu gia đình có thể tự xây được thì bạn hoàn toàn có thể bỏ qua yếu tố này.
3- Chi phí mua nguyên vật liệu
- Đối với gạch men ốp lát tường: Chi phí gạch ốp tường, lát sàn tùy thuộc vào loại gạch và số lượng gạch mà bạn mua. Khi ốp lát gạch cho nhà vệ sinh, người ta thường ốp cả tường và sàn nên chi phí sẽ dao động từ 2 – 10 triệu đồng. Với nhà tắm, nhà vệ sinh, bạn nên chọn loại gạch chống trơn sáng màu, họa tiết trang nhã.
- Đối với vật liệu thô và bể phốt: Vật liệu thô gồm có xi măng, gạch, cát, thép, v.v. Chi phí cho khoản này phụ thuộc nhiều vào giá cả thị trường ở thời điểm đó. Khi chọn mua, bạn cung cần tham khảo giá ở nhiều cơ sở khác nhau.
- Bạn hoàn toàn có thể dễ dàng tính được giá vì chi phí cho các vật liệu này cũng không phải là quá cao, dễ dàng bóc tách trước. Nếu vật liệu chỉ dùng để xây dựng nhà vệ sinh thì ít nhất bạn phải chi khoảng 5 triệu đồng mà chưa tính trần bể phốt và trần nhà vệ sinh nhé.
- Cửa của nhà vệ sinh: Nhà nào cũng cần cửa và nhà vệ sinh cũng vậy. Hiện nay có rất nhiều mẫu cửa nhà vệ sinh để cho bạn có thể dễ dàng lựa chọn (ví dụ như: cửa nhựa, cửa nhôm, cửa gỗ,…). Tùy thuộc vào chất liệu, cửa nhà vệ sinh sẽ có giá dao động từ 500 ngàn đến hàng triệu đồng. Do đó, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế cũng như sở thích mà bạn có thể chọn lựa cho mình mẫu cửa nhà vệ sinh ưng ý nhất.
4- Hầm cầu
Bể phốt, hay còn được gọi là hầm cầu- là một bộ phận không thể thiếu trong hệ thống xử lý chất thải của nhà vệ sinh tự hoại. Đối với các căn hộ riêng đây là yếu tố cần được quan tâm và đầu tư từ khâu thiết kế đến khi xây dựng. Riêng các căn hộ cung cư, chủ nhà không cần quan tâm đến yếu tố này.
Nếu chỉ sử dụng trong gia đình thì chỉ cần hầm cầu từ 1 – 3 khối là hoàn toàn thoải mái để sử dụng. Bể phốt thông thường sẽ có giá dao động trong khoảng từ 5 – 12 triệu tùy thuộc vào chất liệu. Chi phí xây nhà vệ sinh hết bao nhiêu sẽ phụ thuộc một phần vào việc bạn chọn loại hầm cầu với chi phí xây dựng và lựa chọn vật liệu đắt hay rẻ.
5- Gạch ốp lát dùng để ốp nhà vệ sinh
Để tường và sàn nhà vệ sinh sẽ trông đẹp hơn, bền hơn và sạch sẽ hơn thì hiện nay đa số hộ gia đình lựa chọn ốp gạch, đá. Chi phí dành cho việc ốp gạch tường và nền không quá cao nên hoàn toàn có thể phù hợp với tất cả mọi người. Tùy theo nhu cầu, túi tiền mà bạn có thể lựa chọn những loại gạch với nhiều mức giá khác nhau, nhiều loại hoa văn khác nhau để nhà vệ sinh đẹp đẽ hơn.
Gạch ốp đá hiện nay có giá dao động từ 200.000 VNĐ/m2 đến 1.000.000 VNĐ/m2. Nếu tính theo giá tối thiểu thì bạn cần phải chi ra ít nhất 3 triệu đồng.
6- Chi phí mua thiết bị vệ sinh
- Bồn cầu: có mức giá dao động khoảng 2.5 ~ 10 triệu tùy từng thương hiệu, kiểu dáng thiết kế. Đặc biệt nếu bạn lựa chọn bồn cầu thông minh, bồn cầu nắp rửa điện tử… thì chi phí đầu tư sẽ tăng lên từ hàng chục triệu đồng đến hàng trăm triệu đồng. Tuy nhiên, chắc chắn với những thiết bị này, bạn sẽ có những trải nghiệm vô cùng tuyệt vời.
- Lavabo: thường rơi vào khoảng 1 ~ 5 triệu.
- Vòi lavabo: giá dao động trong tầm 2 ~ 10 triệu.
- Sen tắm: Có sen tắm thường, sen nhiệt độ, sen tắm cây, sen âm tường. Lựa chọn sen tắm loại nào giá thành sẽ dao động trong khu vực của nó, thông thường với giá tầm vài triệu bạn cũng có thể mua được 1 sen tắm nóng lạnh thường nhưng cũng có thể chi đến cả vài chục triệu đồng cho 1 bộ sen cây, sen nhiệt độ hay bộ sen âm tường.
- Bồn tắm: Bồn tắm nằm mức giá sẽ nằm trong khoảng 8 ~ 20 triệu. Đối với bồn tắm massage, chi phí đầu tư sẽ có thể từ vài chục triệu đến cả trăm triệu đồng
- Với mức chi phí trung bình, lựa chọn phù hợp sẽ là các sản phẩm của hãng TOTO hay INAX.
- Nếu bạn đầu tư chi phí cao cho không gian nhà vệ sinh thì có thể cân nhắc các thương hiệu Châu Âu như: Grohe, Kludi, hay các dòng thiết bị cao cấp của TOTO, Inax
- Với mức chi phí kinh tế hơn, bạn có thể lựa chọn các thương hiệu như Cotto, Caesar, Viglacera hay các dòng sản phẩm có giá thành kinh tế của TOTO, Inax…
Những thiết bị như bóng đèn, gương, dây điện, đường ống nước,… là những thiết bị quan trọng khi xây dựng nhà vệ sinh. Vì những vật liệu này quá phổ biến nên bạn có thể dễ dàng hỏi giá trực tiếp tại các cửa hàng bán vật liệu xây dựng quanh. Tuy nhiên, đây cũng là yếu tố phát sinh và chi phí cho chúng cũng không quá cao.
Chi phí xây nhà vệ sinh ở nông thôn và thành phố khác nhau thế nào?
Chi phí xây nhà vệ sinh ở khu vực thành phố với nông thôn cũng là một sự khác biệt về mức giá thi công.
Có rất nhiều thứ quyết định mức giá để xây một nhà vệ sinh ví dụ như: vật liệu ra sao, tiền công bao nhiêu, thời gian thi công như thế nào, cấu trúc nhà vệ sinh theo chuẩn cũ hay tiên tiến mới, lựa chọn mẫu nào cho phù hợp…
Thường chi phí nhân công, chi phí vật liệu khu vực nông thôn sẽ tiết kiệm hơn, việc lựa chọn tiêu chí cho thiết bị vệ sinh cũng xoay quanh các nhu cầu cơ bản, chưa quá đầu tư về công nghệ nên giúp chi phí xây dựng nhà vệ sinh không quá lớn.
Ngược lại, nếu xây dựng 1 công trình nhà riêng, biệt thự tại khu vực đô thị, chi phí này sẽ cao hơn gấp 1,5 – 2 lần.
Một số lưu ý khi thiết kế và xây dựng nhà vệ sinh
- Phong cách của nhà vệ sinh chịu ảnh hưởng từ gạch ốp lát, màu sơn, lavabo và bồn tắm. Do đó, bạn nên căn cứ vào diện tích thực tế và bố cục tổng thể ngôi nhà để quyết định phong cách cho nhà vệ sinh hay nhà tắm. Việc xác định được phong cách sẽ giúp bạn chọn được vật liệu và cách bố trí khoa học, hợp lý.
- Không nên tận dụng không gian trống của nhà bếp để để các thiết bị vệ sinh thì không nên vì nó không mang lại giá trị phong thủy cho gia đình. Nên lưu ý thiết kế của cửa bếp không được quay thẳng ra cửa trước hay cửa sau của nhà ngôi nhà vì đó là hướng hướng hao tài, hao của vì lộ táo khẩu, làm thất thoát tài lộc và vận may của gia chủ.
- Không sử dụng các bức tường khô cứng để ngăn cách 2 không gian nhà vệ sinh và nhà bếp vì nó sẽ càng bị bách và phá vỡ thiết kế của ngôi nhà, bạn có thể sử tấm vách ngăn cố định ngăn chặn sự đối đầu của nước và lửa, không cho nước, lửa gần nhau, xâm phạm nhau. Tốt hơn hết các bạn vẫn nên dùng vách ngăn kính hoặc tấm vách ngăn vệ sinh để cân bằng khí trong ngôi nhà.
- Hạn chế xây nhà vệ sinh quá gần với nhà bếp vì nó không hợp phong thủy cho ngôi nhà. Yếu tố vệ sinh an toàn thực phẩm cũng cần phải hạn chế đặt quá gần nhau không tốn cho sức khỏe.
- Nếu nhà vệ sinh và nhà bếp cách nhau một bức tường thì chúng tôi khuyên bạn nên xử lý chống thấm và cách nhiệt chúng thật tốt, tránh trường hợp nước từ nhà vệ sinh thấm quá kết hợp với lửa sẽ gây hư hại đến bức tường đó và phong thủy là không tốt.
Cách chọn đơn vị xây nhà vệ sinh chất lượng
Việc tìm một đơn vị xây dựng uy tín, đảm bảo đúng tiến độ, chi phí cũng như chất lượng của công trình đúng như mong muốn của gia chủ là một vấn đề đặc biệt quan trọng khi tiến hành xây dựng nhà vệ sinh. Nhưng không phải nhà thầu nào cũng minh bạch, rõ ràng trong cách làm việc kết hợp với sự thiếu kinh nghiệm là điều làm cho nhiều gia đình cảm thấy khó khăn trong việc tìm kiếm một đơn vị xây nhà vệ sinh uy tín giá rẻ. Để tiết kiệm chi phí và đảm bảo chất lượng trong quá trình xây dựng thì khi chọn nhà thầu xây nhà vệ sinh gia chủ nên dựa vào các yếu tố sau:
- Kinh nghiệm
- Trình độ đội ngũ nhân viên
Đối với việc lựa chọn đơn vị cung ứng thiết bị vệ sinh, bạn cần lưu ý chọn đơn vị vừa có thể cung ứng thiết bị, vừa cung cấp các dịch vụ hâu mãi khác như: khảo sát, lắp đặt, bảo hành, bảo trì, bảo dưỡng thiết bị… để đảm bảo mua hàng chính hãng và nhận được dịch vụ tốt nhất từ khi mua hàng đến khi sử dụng.
Kidoasa tự hào là Chuyên gia thiết bị Nhà tắm & Bếp với hơn 17 năm kinh nghiệm. Chúng tôi đã tư vấn lắp đặt nhiều thiết bị âm bàn hiện đại cho khách hàng. Đặc biệt với các sản phẩm thiết bị vệ sinh, Kidoasa luôn đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất, kèm chính sách bảo hành chu đáo.
Hiện tại, Kidoasa đang phân phối chính hãng hàng loạt các sản phẩm thiết bị vệ sinh, thiết bị bếp và gạch ốp lát đến từ những thương hiệu hàng đầu thế giới: GHORE, TOTO, INAX, American Standard… Dịch vụ mua hàng đảm bảo có nhiều hậu mãi nhất cho khách hàng:
- Hỗ trợ tư vấn, giao hàng, lắp đặt tận nơi
- Bảo hành chính hãng uy tín. Cộng thêm 6 tháng bảo hành trực tiếp từ Kidoasa cho các sản phẩm bồn cầu
- Cam kết giá tốt nhất thị trường
- Đổi hàng miễn phí trong 30 ngày
- Chính sách trả góp linh hoạt
- Các sản phẩm đều có sẵn tại Showroom. Khách hàng có thể trải nghiệm thực tế để chọn sản phẩm phù hợp.
Để được tư vấn thiết bị vệ sinh phù hợp nhất với điều kiện kinh tế và nhu cầu sử dụng của khách hàng, cũng như các dịch vụ hậu mãi đi kèm,, quý khách vui lòng liên hệ đến Kidoasa theo thông tin sau:
Trung tâm hỗ trợ và chăm sóc khách hàng Kidoasa:
- Showroom: 107 – 107B Trần Duy Hưng, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
- Số điện thoại: 0902 178 595 – 1900 54 55 94
- Email: [email protected]