Dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của Virus Corona (COVID-19) được phát hiện lần đầu tiên tại Việt Nam vào ngày 23/01/2020. Tính đến nay Việt Nam đã trải qua rất nhiều cuộc chiến khốc liệt với loại dịch bệnh này. Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay) là đợt dịch kéo dài nhất và cũng gian nan nhất khi chúng ta phải chống chọi với biến  thể Delta có tốc độ lây nhiễm cao, khả năng tăng mức độ nặng của người bệnh và nguy cơ tử vong cao gấp nhiều lần so với các biến chủng khác trước đó.

Phòng chống dịch bệnh Covid-19 tại nơi làm việc
Phòng chống dịch bệnh Covid-19 tại nơi làm việc

Hiện tại ca mắc Covid-19 trung bình 7 ngày gần đây nhất tại Việt Nam vẫn ở con số trên 15.000 ca/ngày. Việc phòng chống dịch bệnh luôn luôn phải được đề cao bởi nếu lơ là có thể xảy ra những hậu quả vô cùng nặng nề, đặc biệt là khi trên thế giới đã xuất hiện nhiều ca biến thể Omicron. Các cơ sở làm việc là nơi tập trung đông người và tiềm ẩn nguy cơ cao lây nhiễm, vì vậy để tự bảo vệ sức khỏe bản thân và những người xung quanh, chúng ta nên lưu cẩm nang phòng chống dịch bệnh Covid-19 tại nơi làm việc dưới đây: 

Người lao động cần làm gì để phòng chống dịch bệnh Covid-19 tại nơi làm việc?

nguoi lao dong

 

– Tăng cường vê sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng với nước sạch hoặc các sản phẩm vệ sinh tay có chứa 60% cồn trong ít nhất 20 giây.

– Tránh chạm tay vào mắt, mũi, miệng.

– Che kín miệng, mũi khi ho hoặc hắt hơi bằng khuỷu tay áo, khăn vảo, khăn tay, khăn giấy. Giặt sạch khăn hoặc bỏ ngay khăn giấy vào thùng rác sau khi sử dụng và rửa sạch tay.

– Tập thể dụng giữa ca làm việc, tích cực vận động, ăn uống hợp vệ sinh, đủ chất, giữ ấm mũi họng, nâng cao thể trạng.

– Hạn chế tiếp xúc với người bị bệnh đường hô hấp cấp tính (sốt, ho, khó thở, khi cần tiếp xúc phải đeo khẩu trang y tế đúng cách và giữ khoảng cách ít nhất 2m).

– Nếu có các biểu hiện: sốt, ho, khó thở,… cần thông báo cho người quản lý hoặc cơ sở y tế để được tư vấn, cách ly và điều trị kịp thời.

Trách nhiệm của người sử dụng lao động trong công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 tại nơi làm việc?

nguoi su dung lao dong

Người sử dụng lao động có trách nhiệm thực hiện:

– Bố trí chỗ rửa tay bằng nước sạch với xà phòng hoặc cung cấp các sản phẩm vệ sinh tay có chứa từ 60% cồn.

– Vệ sinh sạch sẽ, thường xuyên lau nền nhà và khử trùng bề mặt các đồ vật tại nơi làm việc bằng xà phòng và các dung dịch khử khuẩn thông thường khác.

– Đảm bảo thông gió tốt, tăng cường thông gió tự nhiên tại nơi làm việc.

– Có quy định và hướng dẫn người lao động cách tự bảo vệ, thực hiện đầy đủ các khuyến cáo của Bộ Y tế khi có các biểu hiện mắc bệnh hoặc tiếp xúc với người mắc bệnh.

– Có cơ chế cho phép người lao động làm việc tại nhà hoặc bố trí ca làm việc linh động đối với những trường hợp nghi mắc bệnh.

– Các cơ sở lao động có bộ phận tiếp xúc với nhiều người (tiếp tân, hàng không, hải quan,…) cần cung cấp và hướng dẫn sử dụng khẩu trang đúng cách cho người lao động; cân nhắc lắp đặt hệ thống kính ngắn.

– Khi có trường hợp nghi ngờ mắc bệnh (sốt, ho, khó thở,…) cần thực hiện cách ly ngay. Đồng thời, thông báo đến đường dây nóng: 1900 3228 hoặc 1900 9095.

Khuyến cáo đối với người lao động, người làm việc, người bán hàng

5K phong chong dich 650

 

– Trước khi đến khu dịch vụ, người lao động cần:

+ Tự đo nhiệt độ;

+ Nếu có sốt hoặc ho, khó thở: Báo cho người sử dụng lao động, ban quản lý khi dịch vụ về nghỉ ở nhà để theo dõi sức khỏe;

+ Đến cơ sở y tế gần nhất để được khám, tư vấn, điều trị;

+ Không đến khu dịch vụ trong thời gian cách ly tại nhà theo yêu cầu của cơ quan y tế.

– Trong thời gian làm việc, người lao động cần:

+ Người làm việc tại các vị trí phải tiếp xúc với khách hàng, người dân thì cần đeo khẩu trang đúng cách theo hướng dẫn của Bộ Y tế;

+ Hạn chế bắt tay, hạn chế tiếp xúc với khách hàng trong khoảng cách dưới 1m (nếu có thể);

+ Không khạc nhổ bừa bãi;

+ Không dùng các đồ dùng cá nhân như cốc, chai nước, khăn tay,…;

+ Che kín mũi, miệng khi ho hoặc hắt hơi bằng khuỷu tay, khăn vải, khăn tay hoặc khăn giấy. Chú ý giặt sạch khăn hoặc bỏ ngay khăn giấy vào thùng rác sau khi sử dụng và rửa sạch tay; bỏ rác đúng nơi quy định;

+ Rửa tay với xà phòng và nước sạch: trước khi vào làm việc, sau giờ nghỉ ngơi và giải lao; trước và sau khi ăn, chế biến thức ăn; Sau khi đi vệ sinh, ho, hắt hơi, tiếp xúc trực tiếp với khách hàng; khi tay bẩn.

+ Nếu phát hiện bản thân hoặc người làm việc cùng hoặc khách hàng có biểu hiện: ho, sốt, khó thở phải báo ngay cho cán bộ phụ trách công tác phòng, chống dịch và người sử dụng lao động để được tư vấn, cách ly và điều trị.

Ban quản lý và người sử dụng lao động có trách nhiệm như thế nào trong công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 đối với khu dịch vụ?

chung tay phong chong dich

– Cung cấp đầy đủ khẩu trang cho người làm việc có tiếp xúc với khách hàng.

– Bố trí đủ thùng đựng chất thải có nắp đậy.

– Bố trí đầy đủ khu vực rửa tay, nhà vệ sinh. Đảm bảo có đủ nước sạch và xà phòng.

– Cung cấp dung dịch sát khuẩn tay có chứa cồn cho người lao động không thể rời vị trí trong ca làm việc.

– Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong khu dịch vụ.

– Phân công và công khai thông tin liên lạc (tên, số điện thoại) của cán bộ phụ trách phòng chống dịch bệnh Covid-19.

– Thông tin truyền thông về phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

– Tập huấn cho người lao động, làm việc, bán hàng về thực hiện khuyến cáo phòng, chống dịch bệnh Covid-19 của Bộ Y tế.

– Khi có trường hợp nghi ngờ mắc bệnh cần thực hiện cách ly ngay. Đồng thời, thông báo đến đường dây nóng: 1900 3228 hoặc 1900 9095.

Theo https://www.danang.gov.vn/

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *