4 cách bố trí phòng bếp đẹp, tiện nghi

Bếp là không gian khó thiết kế nhất trong nhà ở, bởi vì tuỳ từng gia đình sẽ có trang thiết bị rất đa dạng và phức tạp. Hơn nữa, khu vực chế biến, lưu trữ cũng phải được bố trí sao cho phù hợp. Cùng Kidohomes tham khảo ngay những cách bố trí phòng bếp phổ biến hiện nay.

1. Hình chữ I

Bố trí phòng bếp theo kiểu chữ I là một trong những thiết kế nhà bếp phổ biến. Nó thường được những căn hộ có diện tích hạn chế lựa chọn. Bởi đây là thiết kế vừa đảm bảo tính tối giản nhưng vẫn tiện lợi và đẹp.

Bố trí nhà bếp chữ I phù hợp với không gian diện tích nhỏ
Bố trí nhà bếp chữ I phù hợp với không gian diện tích nhỏ

Đặc điểm của cách bố trí nhà bếp hình chữ I

  • Với thiết kế hình chữ I mọi thiết bị, đồ dùng, nội thất, giá kệ,…  đều được sắp xếp trên một mặt tường.
  • Không gian giúp hạn chế việc đi lại nhiều, thuận tiện khi nấu nướng, 
  • Không gian bếp gọn gàng và vệ sinh hơn.
  • Phù hợp với những gia đình từ 1-2 người

Ưu điểm

  • Không chiếm nhiều diện tích, phù hợp với phòng bếp nhỏ
  • Tạo nên không gian bếp gọn nhẹ, nhưng vẫn đầy đủ công năng

Thông thường, kiểu bố trí nhà bếp chữ I phù hợp với không gian diện tích nhỏ. Tuy nhiên, với những người yêu thích phong cách tối giản hay các vợ chồng trẻ thì đây là một thiết kế vô cùng phù hợp. Cách bố trí giúp mọi thứ đơn giản, gọn gàng và hiện đại. 

2. Bố trí phòng bếp hình chữ L 

Khác với xu hướng tối giản của cách bố trí bếp kiểu chữ I, bố trí bếp theo kiểu chữ L giúp không gian bếp mở, nhiều không gian sinh hoạt hơn. Các thành viên trong gia đình hoặc bạn bè cũng có thể cùng nhau tham gia chuẩn bị cho bữa ăn vui vẻ, ấm cúng.

Đây là kiểu bố trí phòng bếp phổ biến nhất hiện nay
Đây là kiểu bố trí phòng bếp phổ biến nhất hiện nay

Đặc điểm thiết kế phòng bếp hình chữ L

  • Đây là thiết kế bếp được bố trí chia thành 2 phần, áp sát 2 bức tường liền kề và vuông góc với nhau tạo thành hình chữ “L”.
  • Tuỳ từng không gian và chiều dài 2 bức tường sẽ có những không gian khác nhau.
  • Cách bố trí này cũng giúp không gian tối giản hơn, cũng như gọn gàng, tiện lợi và rộng rãi hơn.
  • Các khu vực chế biến, sơ chế, lưu trữ được phân chia một cách phù hợp với không gian và thói quen của gia chủ.

Ưu điểm

  • Có thể tách riêng các khu vực một cách linh động. 
  • Cho phép nhiều người cùng tham gia nấu nướng. Phù hợp với những gia đình 3-4 người.
  • Luồng công việc thuận tiện hơn.
  • Bố trí phòng bếp hình chữ L khá linh động với nhiều không gian, diện tích khác nhau.

3. Bố trí phòng bếp hình chữ U

Phòng bếp hình chữ U là lựa chọn tuyệt vời cho những nhà có không gian bếp lớn. Kiểu thiết kế tủ bếp này mang lại không gian lưu trữ, bày biện rộng. 

Bố trí nhà bếp kiểu chữ U phù hợp với những không gian bếp lớn
Bố trí nhà bếp kiểu chữ U phù hợp với những không gian bếp lớn

Đặc điểm phòng bếp hình chữ U

  • Tủ, kệ bếp đặt áp sát 3 bức tường tạo thành hình chữ U
  • Bếp, tủ lạnh và bồn rửa được đặt ở các hướng khác nhau theo cách sắp xếp phù hợp.
  • Hơn nữa, với thiết kế này tủ bếp cũng sẽ được thiết kế theo kiểu chữ U ôm sát tường. Thiết kế này tăng tối đa không gian cho nhà bếp, mang lại sự thoải mái, rộng rãi và sáng sủa.

Ưu điểm

  • Không gian lưu trữ lớn, có thể chứa đầy đủ thực phẩm, công cụ, dụng cụ, máy móc cho quá trình chế biến món ăn.
  • Thiết kế hai cạnh chữ U đối xứng khiến không gian nhà bếp trở nên thu hút và ấn tượng hơn.
  • Cho phép nhiều người cùng tham gia nấu nướng.

Bố trí nhà bếp kiểu chữ U phù hợp với thiết kế nhà có không gian bếp khá kín, nhưng diện tích cần tương đối lớn. Đây là thiết kế phù hợp với những gia đình cần có nhu cầu sử dụng chế biến nhiều.

4. Bố trí phòng bếp kiểu song song 

Phòng bếp thiết kế theo kiểu song song là một trong những cách bố trí nhà bếp đẹp đang được yêu thích, lựa chọn nhất hiện nay.

Phòng bếp thiết kế theo kiểu song song được yêu thích nhất hiện nay
Phòng bếp thiết kế theo kiểu song song được yêu thích nhất hiện nay

Đặc điểm của nhà bếp được thiết kế song song

  • Bếp được bố trí hai bên: Đối diện và song song với nhau.
  • Có lối đi ở giữa: Khoảng cách lý tưởng là khoảng 1,2m
  • Không gian bếp mở, có thể thông với bàn ăn và khu vực sinh hoạt chung
  • Thường thì bồn rửa, khu vực sơ chế và bếp sẽ được tách sang 2 bên. Còn tủ lạnh hay khu vực lưu trữ có thể linh động đặt ở một trong 2 bên cho phù hợp.

Ưu điểm

  • Cách bố trí này làm giảm khoảng cách giữa các khu vực của tam giác chức năng gồm tủ lạnh, bếp, bồn rửa.
  • Có thể cho phép nhiều người tham gia cùng chuẩn bị và nấu nướng cùng lúc.
  • Dễ dàng phân tách các thiết bị, công cụ, dụng cụ thành từng khu vực riêng biệt. Đặc biệt là những lúc cần chế biến, chuẩn bị nhiều đồ ăn. 
  • Có thiết kế hiện đại, nên có thể mang tới cảm giác thông thoáng, rộng rãi cho căn bếp.

Trên đây là những kiểu thiết kế nhà bếp phổ biến, đang được nhiều người yêu thích hiện nay. Hy vọng với những tham khảo trên, bạn đã tìm được thiết kế phù hợp để bố trí phòng bếp của mình.

>>> Các bài viết liên quan: